TURBO TĂNG ÁP: CẤU TẠO, TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬA CHỮA
1. Turbo tăng áp là gì?
Turbo tăng áp trên ô tô (có tên đầy đủ là Turbocharger, bộ tăng áp động cơ ô tô), là một thiết bị tiếp nhận dòng khí thải động cơ với nhiệt độ cao và tốc độ lớn, giãn nở ở khu vực cánh tuabin, làm cho cánh tuabin quay. So với động cơ hút khí tự nhiên thì động cơ lắp thêm turbo có thể giúp đưa nhiều không khí hơn.
Công dụng của turbo tăng áp là tăng áp suất động cơ mà không cần phải tăng số lượng hay dung tích xi lanh trong động cơ. Theo lý thuyết, turbo tăng áp có thể giúp công suất động cơ tăng lên 50%, còn thực tế thì tăng khoảng 30-40%.
2. Cấu tạo turbo tăng áp
Cấu tạo turbo tăng áp có hình xoắn ốc, với một số bộ phận như:
- Cánh tuabin
- Cánh bơm
- Trục
- Ổ bi đỡ
- Ống dẫn dầu bôi trơn trục turbo
Cánh tuabin và cánh bơm nằm ở 2 khoang riêng biệt, cánh tuabin nằm ở khoang nhận lực đẩy từ dòng khí xả động cơ, còn cánh bơm nằm ở khoang đối diện.
3. Nguyên lý làm việc của turbo tăng áp
Theo các chuyên gia về ô tô cho biết, turbo tăng áp thường được lắp ở trên đường ống xả động cơ.
Nguyên lý hoạt động là khí xả từ động cơ thải ra sẽ làm quay tuabin của bộ turbo tăng áp trên ô tô. Do cánh tuabin và cánh bơm kết nối với nhau trên 1 trục nên cả 2 cánh quay cùng 1 lúc. Cánh bơm có tác dụng hút không khí sạch nạp vào động cơ. Do đó, lượng khí thải xả càng nhiều thì cánh tuabin quay càng nhanh, lúc này cánh bơm cũng quay nhanh giúp lượng khí nạp vào động cơ nhiều hơn, từ đó công suất động cơ tăng cao hơn.
Để tránh trường hợp lượng khí hút vào với áp suất và nhiệt độ quá cao dẫn đến tăng thể tích, mật độ oxy thấp nên người ta lắp thêm bộ làm mát phía trước xe để giảm nhiệt. Ngoài ra, vì bộ turbo tăng áp nằm trên đường ống xả nên người ta sẽ lắp thêm van an toàn để phòng trường hợp khi áp suất khí tăng cao gây hiện tượng áp suất dội ngược vào buồng đốt.
4. Ưu nhược điểm các loại turbo tăng áp
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại turbo tăng áp, mỗi loại turbo tăng áp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau để khách hàng lựa chọn.