Khám phá lịch sử phát triển của máy xúc trên thế giới

2018-08-15 22:00:14
Tín Phú Lợi

Những chiếc máy xúc thủy lực hiện đại ngày nay là kết quả của những tiến bộ trong công nghệ chế tạo máy. Nhưng trước đó, nó đơn thuần chỉ là một chiếc máy xúc sử dụng dây cáp, dây xích để thực hiện công tác đào đất.

Từ năm 1830, máy xúc đã có mặt trên thế giới, tham gia vào quá trình xây dựng kênh đào, đường sắt, khai thác quặng mỏ. Nó hoạt động như những người đàn ông vạm vỡ di chuyển đất, đá từ nơi này sang nơi khác nhưng hiệu quả hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn.

Thời đó, máy xúc chỉ là một chiếc máy hoạt động bằng động cơ hơi nước có gắn nồi hơi ở phía sau, có cần trục, gầu múc(xẻng múc) được liên kết với nhau bằng dây cáp, dây xích, các bánh răng và ròng rọc. Máy di chuyển bằng bánh xe được lắp trên đường ray cố định vừa bằng với thân xe, hoặc được đặt trên một chiếc xe tải để di chuyển trong quá trình đào múc đất.

Lịch sử máy xúc

máy xúc hơi nước

Máy xúc hơi nước

Song, chiếc máy xúc hơi nước này lại chính là cha đẻ của máy xúc ngày nay. Đây là một phát minh của kỹ sư xây dựng người Mỹ - William Otis và ông được nhận được bằng sáng chế cho sáng tạo của mình vào năm 1839.

Ứng dụng của máy xúc hơi nước trở nên phổ biến hơn khi mạng lưới đường sắt ở Anh và Mỹ ngày càng mở rộng. Đồng thời, những ngôi nhà chọc trời đầu tiên được xây dựng làm tăng lên nhu cầu sử dụng máy xúc để đào móng, đào tầng hầm.

Và có lẽ, công trình nổi tiếng nhất sử dụng máy xúc đào bằng hơi nước chính là kênh đào Panama – kỳ quan thép của thế giới thi công kéo dài trong 3 thập kỷ.

máy xúc thi công tại kênh đào Panama

Máy xúc thi công tại kênh Panama

Tuy nhiên, chiếc máy này vẫn còn một số khuyết điểm như áp dụng hệ thống dây cáp trong điều khiển gầu múc.

Vậy nên, khi hệ thống thủy lực được áp dụng rộng rãi thì vào năm 1882, máy xúc được chế tạo bởi một công tại Anh do William George Armstrong làm chủ (W. G. Armstrong&Co) được xem là máy xúc thủy lực đầu tiên trên thế giới.

Là chiếc máy xúc thủy lực đầu tiên, nhưng nó lại sử dụng nước cho hệ thống thủy lực, vẫn còn sử dụng dây cáp, dây xích hỗ trợ trong các thao tác của gầu múc.

Cuối cùng, chiếc máy này vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự.

Cho đến 15 năm sau, vào năm 1897, công ty máy Kilgore(Kilgore Machine Company) đã sản xuất máy xúc thủy lực sử dụng 4 xi lanh hoạt động bằng nước( thay vì dùng dầu thủy lực như máy xúc ngày nay).

Chiếc máy của Kilgore đã đánh dấu cho sự phát triển vượt bậc trong cải tiến về công nghệ, mở đường cho hàng loạt nhà sản xuất máy xúc thủy lực hiện đại sau này.

máy xúc thủy lực Kilgore

Máy xúc thủy lực của Kilgore

Với chiếc máy xúc thủy lực 4 xi lanh này, vật liệu chính để chế tạo các bộ phận của máy là thép nhằm đảm bảo độ bền, chắc khi máy làm việc dưới tải nặng.

Và điểm khác biệt rõ rệt của chiếc máy Kilgore chính ở hệ thống xi lanh thủy lực. Sự vận hành của hệ thống xi lanh thủy lực làm cho chuyển động của tay cần linh hoạt hơn trước. Nó có thể di chuyển lên, xuống hay sang ngang, thậm chí, khi xe chứa đứng lệch vị trí, gầu múc vẫn có thể hạ xuống thấp - điều mà các máy xúc trước đó chưa làm được.

Cùng với nhu cầu xây dựng, đổi mới của các nước, phong trào sản xuất máy xúc thủy lực được lan rộng, phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đánh dấu hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng về máy xúc thủy lực ra đời với những siêu phẩm ấn tượng trong lịch sử phát triển máy xúc.

Chẳng hạn, người ta vẫn nhớ về Bucyrus RH400(máy xúc thủy lực của hãng Catterpillar) như một gã khổng lồ lớn nhất thế giới.

Bởi nó nặng khoảng 960 tấn. Dung tích gầu múc là 94 tấn. Công suất đào là 9000 tấn đất trong 1 giờ. Đạt 4400 mã lực, 1800 vòng/phút.

Được trang bị hai động cơ 16 xi lanh, Cat 3516B hoặc Cummins QSK60.

Gồm 14 máy bơm thủy lực, chứa được 3400 gallon( khoảng 12m3) chất lỏng - đủ để lấp đầy một hồ bơi nhỏ.

RH400

Máy xúc thủy lực Bucyrus RH400

Hay chiếc Bagger 293 soán ngôi máy xúc nặng nhất thế giới được sản xuất tại Đức bởi công ty Takraf.

Đây máy xúc bánh cánh gàu. Nó cao 96m – lập kỷ lục chiếc xe trên mặt đất cao nhất, dài 225m, nặng 14 200 tấn. Gồm 20 chiếc gàu, mỗi chiếc chứa được 15m3 đất. Có thể di chuyển 240 000 m3 đất mỗi ngày.

máy xúc nặng nhất thế giới Bagger 293

Máy xúc nặng nhất thế giới Bagger 293

Như vậy, trải qua hơn 170 năm, từ chiếc máy xúc thô sơ cho đến chiếc máy xúc thủy lực hiện đại, từ chiếc máy xúc mini cho đến những gã khổng lồ, máy xúc đã tham gia vào quá trình cách mạng công nghiệp trên toàn cầu, mang lại nhiều sự thay đổi, tiến bộ cho toàn nhân loại. Và tin rằng, trong tương lai, các hãng sản xuất máy xúc sẽ tiếp tục có những cải tiến kỹ thuật để cho ra mắt những chiếc máy xúc tính năng tốt, hiệu suất cao và tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa.

--Tín Phú Lợi--

Tổng hợp từ Internet

 

 

 

 

 

phone